Hải Yến - 15/07/2023
Vấn đề về sức khỏe phụ khoa không chỉ gây ảnh hưởng cho cơ thể mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của chị em. Vậy làm thế nào để nhận ra những triệu chứng này? Hãy tìm hiểu ngay dấu hiệu nhận biết các bệnh phụ khoa trong bài viết dưới đây của Sinosen!
Xem thêm: Dung dịch vệ sinh phụ nữ Sinosen an toàn, lành tính
Hầu hết phụ nữ đã từng mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong cuộc đời khi tham gia vào quan hệ tình dục. Do lý do sợ ngại chia sẻ, tự chịu đựng hoặc tự mua thuốc dựa trên kiến thức tự tìm hiểu mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không ít chị em phải đối mặt với tình trạng sống cùng với bệnh, mắc phải các triệu chứng kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Thuật ngữ "bệnh phụ khoa" ám chỉ một tập hợp các bệnh liên quan đến các cơ quan sinh dục của phụ nữ như: vùng âm hộ bao gồm môi lớn, môi bé, vùng tiền đình,... có thể quan sát từ bên ngoài, vùng âm đạo, cổ tử cung, tử cung, và các phần phụ như buồng trứng, vòi trứng và hệ thống dây chằng... Các bộ phận này có thể được kiểm tra thông qua việc khám mỏ vịt hoặc hình ảnh học.
Bệnh phụ khoa gây ra sự khó chịu ở vùng kín, gây cảm giác bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi gần gũi trong quan hệ tình dục. Vì vậy, việc nhận biết sớm dấu hiệu các bệnh phụ khoa sẽ giúp phụ nữ tự quyết định đi khám và tránh cho bệnh trở nên nặng nề. Từ đó phòng tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra sau này.
Bệnh phụ khoa là một loạt các bệnh lý phổ biến và có thể được nhận biết thông qua những dấu hiệu như sau:
Xuất huyết tử cung bất thường (AUB) xảy ra khi máu chảy từ tử cung một cách không đúng chu kỳ kinh nguyệt. Có một số triệu chứng để phụ nữ có thể nhận biết tình trạng này, chẳng hạn như rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh ra nhiều hơn, kéo dài nhiều ngày, không tuân theo chu kỳ bình thường, xuất huyết khi quan hệ tình dục và rối loạn tiểu tiện, đau tức vùng hạ vị...
Khí hư, còn được gọi là huyết trắng, là dịch tiết từ vùng âm đạo của phụ nữ. Khí hư không chỉ đảm nhận vai trò giữ ẩm và tăng khả năng giữ thai mà còn cho biết vùng kín có gặp các vấn đề nghiêm trọng hay không. Khí hư bình thường có màu trắng, đôi khi có màu vàng nhạt, không gây ngứa và không có mùi. Tuy nhiên, màu sắc và mùi của khí hư bình thường có thể thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Khí hư bất thường có thể có lượng nhiều hơn, màu trắng như lòng trắng trứng có thể chuyển sang màu vàng hoặc xanh và có mùi hôi, chua khó chịu.
Đau rát và ngứa vùng âm hộ gây cảm giác châm chích khó chịu và ngứa rát ở toàn bộ vùng âm hộ. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thường bỏ qua và cho rằng triệu chứng này sẽ tự khỏi sau một thời gian. Đây là những dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, nhiễm nấm, mụn rộp sinh dục hoặc bệnh sùi mào gà.
Đau rát, và thậm chí sưng vùng kín sau quan hệ tình dục là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng, viêm nhiễm vùng kín hoặc các vấn đề thể chất và tâm lý. Do tâm lý e ngại, nhiều phụ nữ thường chịu đựng và trì hoãn việc đi khám, dẫn đến tình trạng đau rát hoặc viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị.
Nếu bạn phát hiện ngực mình xuất hiện những nốt đỏ hoặc phát ban mà không phải do dị ứng hay tổn thương từ côn trùng, và những vết đỏ này xuất hiện với mật độ cao hơn bình thường, bạn có nguy cơ mắc chứng chàm bội nhiễm hoặc thậm chí ung thư vú.
Buồn nôn, chướng bụng hay khó tiêu có thể xuất phát từ việc ăn uống không khoa học, tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư buồng trứng. Nếu bạn có triệu chứng chướng bụng, bụng phình to kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám để các bác sĩ tìm nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Các cơn đau lưng và đau ở phần bụng dưới có thể xuất hiện khi đến ngày "đèn đỏ". Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn và gây khó chịu, nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa mà phụ nữ cần cẩn trọng, chẳng hạn như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng...
Tiểu nhiều lần hay són tiểu cũng là một biểu hiện không nên bỏ qua của các bệnh ung thư phụ khoa. Khi các khối u phát triển, chúng có thể chèn ép lên bàng quang, gây cho bạn cảm giác phải tiểu nhiều hơn.
Táo bón có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, táo bón có thể cảnh báo về các rối loạn về sàn chậu ở phụ nữ, chẳng hạn như sa tử cung, sa âm đạo.
Rối loạn kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh không đều là biểu hiện của việc phóng noãn và rụng trứng trong cơ thể gặp vấn đề. Mỗi tháng, phụ nữ trải qua chu kỳ kinh nguyệt. Thường thì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28-32 ngày, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ, tức là ngày đầu tiên ra máu âm đạo cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kế tiếp (tháng sau).
Ngày kinh nguyệt được tính từ ngày ra huyết âm đạo, thường kéo dài từ 3-7 ngày tùy theo từng người. Với kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn so với chu kỳ bình thường. Nhiều trường hợp có thể gặp rong kinh, kinh thưa trong khoảng 2-3 tháng hoặc thậm chí kéo dài hơn trước khi có kinh nguyệt hoặc thậm chí không có kinh nguyệt. Đây là biểu hiện của thiếu hụt nội tiết tố trong cơ thể, có liên quan đến các bệnh như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, suy giảm dự trữ buồng trứng...
Đau bụng kinh hay thống kinh là một cơn đau rất thường gặp ở nhiều phụ nữ khi đến ngày "đèn đỏ". Tuy nhiên, một cơn đau dữ dội hoặc có các triệu chứng bất thường có thể là dấu hiệu của những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Có hai dạng thống kinh là nguyên phát và thứ phát. Thống kinh nguyên phát xảy ra khi phụ nữ có cơn đau tức bụng dưới, đau dữ dội, co bóp mà không có nguyên nhân cụ thể nào được phát hiện.
Một số bệnh lý được xem là nguyên nhân gây thống kinh như lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, viêm hoặc u xơ tử cung, tử cung bị biến dạng như co hẹp, dính, u buồng trứng, lạc vòng tránh thai và thậm chí là ung thư cổ tử cung. Vì vậy, cơ chế đau trong thống kinh thứ phát sẽ phụ thuộc vào từng bệnh lý khác nhau ở phụ nữ.
Dịch âm đạo bình thường không có mùi đặc biệt. Nếu bạn phát hiện rằng dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, có màu vàng, xanh, nâu và có mùi hôi, đó là dấu hiệu của sự bất thường, có thể liên quan đến bệnh phụ khoa. Đáng lo ngại hơn là tình trạng dịch âm đạo có màu nâu hoặc hồng, thậm chí có chứa máu xuất hiện thường xuyên, có thể bạn đang mắc ung thư phụ khoa.
Dưới đây là danh sách 5 bệnh phụ khoa phổ biến mà chị em thường gặp.
Viêm âm đạo là một trong những bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ. Thống kê cho thấy có tới 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mắc phải vấn đề này.
Khi bị viêm âm đạo, chị em sẽ thấy vùng kín có xuất hiện khí hư nhiều hơn, thường có màu sắc và mùi khác thường như trắng đục, vàng xanh... Có thể gây ngứa âm hộ và âm đạo ở mức độ khác nhau, kèm theo cảm giác nóng rát, đặc biệt khi có quan hệ tình dục. Viêm âm đạo không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất tự tin trong sinh hoạt, giao tiếp và cả trong quan hệ vợ chồng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm âm đạo có thể gây hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng làm mẹ.
Buồng trứng đa nang là một bệnh do rối loạn nội tiết gây ra, và là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh do không rụng trứng hoặc rối loạn phóng noãn.
Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này là khoảng 6-10% trong độ tuổi sinh đẻ. Buồng trứng đa nang thường xuất hiện từ tuổi dậy thì, nhưng cũng có thể xảy ra vào tuổi 20-25. Triệu chứng bao gồm rối loạn kinh nguyệt như kinh thưa, không đều hoặc không có kinh. Rụng tóc, rậm lông và mụn cũng có thể xảy ra.
Béo phì là một trong những dấu hiệu khá phổ biến với tỷ lệ 30-50% phụ nữ mắc buồng trứng đa nang. Đa nang buồng trứng có thể gây vô sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Việc phát hiện và điều trị sớm rất quan trọng.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào tuyến phát triển ra ngoài, xâm lấn mặt ngoài của cổ tử cung.
Vì các tế bào tuyến lộ ra ngoài vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung, bệnh nhân thường có hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo, dễ gây viêm nhiễm. Do đó, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt là trong những ngày có kinh.
Khám và theo dõi phụ khoa định kỳ mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng cũng rất quan trọng. Không nên tự ý thực hiện các thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, nạo phá thai, chụp tử cung vòi trứng mà không đảm bảo vô trùng.
U nang buồng trứng là hiện tượng xuất hiện một tập hợp tế bào trên buồng trứng của phụ nữ trước hoặc trong kỳ mang thai.
Thường thì loại u này là u lành tính, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể gây ra biến chứng và cần phải cắt bỏ hoặc điều trị trước khi u gây hại cho cơ thể. Nếu u lành tính, nó không gây nhiều tác hại, chủ yếu chỉ làm chậm quá trình sinh sản do nang trứng dễ bị nghẽn và không rụng.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần chú ý quan sát và trong trường hợp phát hiện u, cần gặp bác sĩ Sản phụ khoa để có phương án điều trị thích hợp và tránh cho u phát triển thành ung thư buồng trứng hoặc gây xoắn nang nguy hiểm.
Phần phụ bao gồm buồng trứng, vòi tử cung (vòi trứng) và dây chằng rộng. Viêm phần phụ thường bắt đầu từ viêm vòi tử cung và sau đó lan rộng xung quanh.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm phần phụ có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như vô sinh do tắc vòi tử cung, dính tua loa vòi, thai ngoài tử cung, đau vùng chậu kéo dài...
Viêm phần phụ thường xảy ra ở người trẻ, nhất là khi có quan hệ tình dục không an toàn hoặc không tuân thủ vệ sinh cá nhân đúng cách. Thủ thuật như đặt dụng cụ tử cung, nạo phá thai và chụp tử cung vòi trứng không đảm bảo vô trùng cũng có thể gây viêm phần phụ.
Vệ sinh vùng kín đúng cách với dung dịch vệ sinh phù hợp, lành tính
Dùng biện pháp an toàn khi quan hệ
Quan sát dấu hiệu bất thường
Không mặc quần lót khi ngủ
Khám phụ khoa thường xuyên
Hy vọng với bài viết này của Sinosen sẽ giúp chị em phụ nữ nhận biết sớm các bệnh phụ khoa để kịp thời điều trị!
Đừng quên tham khảo ngay: Sản phẩm dung dịch an toàn, hiệu quả