Hải Yến - 27/07/2023
Trong độ tuổi sinh sản, có tới 90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa, và đáng chú ý, số ca mắc mới còn tăng cao từng năm. Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống. Chi tiết đọc ngay những vấn đề cô bé gặp phải và cách khắc phục trong bài viết này của Sinosen!
Bệnh phụ khoa là khái niệm ám chỉ các bệnh lý liên quan tới cơ quan sinh dục của người phụ nữ, bao gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, vòi trứng... Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, những vấn đề bệnh phụ khoa gây ra khiến cuộc sống của chị em trở nên phiền toái vì cảm giác khó chịu nơi vùng kín, gây ngại gần gũi với bạn tình và làm mất tự tin trong cuộc sống.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ từ 6 tháng-1 năm/lần. Tuy nhiên, ở nước ta, thói quen đi khám phụ khoa của chị em là khá ít và phái nữ chỉ đi khám khi các triệu chứng bệnh đã trở nặng.
Bác sĩ Kim Ngân chia sẻ, "Chị em cần lưu ý, việc thăm khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh phụ khoa thông thường như viêm âm đạo, các bệnh về u xơ tử cung, u nang buồng trứng... hoặc những trường hợp ung thư phụ khoa giai đoạn sớm, từ đó giúp nâng cao chất lượng điều trị.
Thông thường, phần lớn chị em phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều. Do đó, nếu có rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh kéo dài hoặc ra máu kinh nhiều hơn bình thường, cần đi thăm khám sớm. Ngoài ra, một số biểu hiện như đau rát vùng kín, khí hư bất thường, âm đạo có mùi… cũng là dấu hiệu của bệnh phụ khoa mà chị em cần chú ý.
Viêm âm đạo, âm hộ là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân do sự mất cân bằng môi trường vi khuẩn trong âm đạo, khiến các vi khuẩn không có lợi phát triển và dẫn đến các bệnh lý viêm nhiễm. Thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách (như ngâm hoặc rửa vùng kín từ hướng ngược đằng sau ra đằng trước) cũng có thể tăng nguy cơ bệnh lý viêm nhiễm.
Biểu hiện cụ thể:
Khí hư ra nhiều, có màu vàng, xanh và có mùi bất thường.
Âm đạo có mùi, ngứa rát và đau, có thể có mụn bất thường.
Đau vùng kín khi quan hệ, ngứa rát khi đi tiểu.
U xơ tử cung là khối u thường gặp ở tử cung, đa phần là lành tính và thường xuất hiện ở phụ nữ từ 35-50 tuổi hoặc còn trẻ hơn. Vị trí và kích thước của u xơ tử cung có thể khác nhau. Tùy vào vị trí và kích thước, có thể có biểu hiện khác nhau: u xơ lấn vào lòng tử cung có thể gây chảy máu bất thường dẫn đến tình trạng rong kinh, rong huyết, hoặc u xơ to có thể chèn ép các cơ quan xung quanh như bàng quang, trực tràng gây tiểu lắt nhắt, tiểu khó, táo bón.
Bên cạnh đó, một số u xơ tử cung có khả năng tăng nguy cơ vô sinh, sảy thai hoặc ngôi thai bất thường...
U xơ tử cung là khối u thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Biểu hiện cụ thể:
Kinh nguyệt không đều, máu kinh ra nhiều, xuất huyết bất thường…;
Đau bụng dưới;
Khí hư ra nhiều;
Đi tiểu nhiều lần;
Táo bón;
Đau và có chảy máu khi quan hệ tình dục.
U nang buồng trứng là một khối u xuất phát từ buồng trứng có chứa dịch lỏng, đặc hoặc hỗn hợp. Có hai loại u nang buồng trứng: nang chức năng và u nang thực thể. Nang chức năng thường tự giảm kích thước và không nguy hiểm, trong khi u nang buồng trứng thực thể có thể tiến triển âm thầm, khi kích thước lớn có thể chèn ép các cơ quan lân cận và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Biểu hiện cụ thể:
Cảm giác nặng nề, căng tức ở vùng bụng dưới.
Đau vùng chậu, đau lưng.
Gặp khó khăn trong quá trình đại tiện và tiểu tiện.
Đau khi gần gũi với bạn tình.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Đau trong chu kỳ kinh.
Xuất huyết âm đạo bất thường…
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Viêm lộ tuyến cổ tử cung hình thành do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung phía dưới lớp tế bào phát triển ra ngoài, dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch âm đạo. Từ đó, những vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây viêm nhiễm.
Biểu hiện cụ thể:
Ra nhiều khí hư bất thường, có màu xanh hoặc vàng, có mùi khó chịu ở vùng kín. Chị em cảm giác đau ở vùng kín cũng như đau vùng bụng dưới, cảm giác mệt mỏi.
Tiểu rắt, tiểu nhiều lần.
Rối loạn kinh nguyệt.
Polyp cổ tử cung:
Polyp cổ tử cung là những khối u phát triển trên cổ tử cung có kích thước từ vài mm đến vài cm. Polyp cổ tử cung thường có cuống và dễ chảy máu khi chạm vào, lành tính và ít khi ảnh hưởng đến việc mang thai và sinh em bé sau này. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, polyp cổ tử cung có thể tiến triển thành ung thư.
Biểu hiện cụ thể:
Xuất huyết âm đạo bất thường, thường ra máu sau quan hệ tình dục, sau khi thụt rửa âm đạo, hoặc giữa chu kỳ kinh hoặc sau mãn kinh.
Tăng dịch tiết âm đạo.
Ung thư cổ tử cung là do tế bào ở cổ tử cung tăng sinh và phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và có thể xâm lấn và lan tràn vào các cơ quan xung quanh ngoài cổ tử cung.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư cổ tử cung là do nhiễm trùng papillomavirus (HPV). Hiện nay có rất nhiều loại HPV được phát hiện, trong đó một số loại có khả năng gây ung thư cổ tử cung và các bệnh liên quan khác.
Biểu hiện cụ thể:
Xuất huyết âm đạo bất thường.
Đau vùng chậu, đau lưng.
Sưng phù chân.
Tiểu tiện bất thường.
Khi ung thư lan đến các cơ quan khác hoặc các hạch bạch huyết, khối u có thể chèn ép và làm ảnh hưởng đến các cơ quan đó, ví dụ như chèn ép bàng quang và gây tắc tĩnh mạch.
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các tế bào nội mạc ở tử cung được tìm thấy ở bên ngoài tử cung của phụ nữ. Bệnh thường gây đau đớn khi có chu kỳ kinh cũng như có thể dẫn đến vô sinh do làm tổn thương ống dẫn trứng và buồng trứng, cản trở nhu động ống dẫn trứng và ảnh hưởng sự phóng noãn.
Biểu hiện cụ thể:
Cơn đau vùng chậu xuất hiện trong thời gian kinh nguyệt, tần suất cơn đau tăng theo thời gian.
Đau thắt lưng và vùng bụng thường xuyên.
Đau khi quan hệ tình dục.
Đau ngay cả khi đại tiện, tiểu tiện trong thời gian kinh nguyệt.
Mệt mỏi, rối loạn về tiêu hoá, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn.
Rối loạn sàn chậu là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ sau quá trình mang thai, sinh nở, người thiếu hụt nội tiết ở giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh. Rối loạn sàn chậu xảy ra khi cơ thể phải tiếp nhận sức nặng khi mang thai, áp lực căng giãn của cuộc sinh khiến chức năng cơ sàn chậu hoạt động kém hiệu quả từ thai kỳ cho đến sau sinh.
Biểu hiện cụ thể:
Rối loạn đi tiểu: người bệnh thường gặp một số vấn đề như són tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu không hết, khó tiểu hay tiểu về đêm.
Rối loạn đại tiện, người bệnh thường đi đại tiện có són phân, táo bón, đau hậu môn khi đại tiện, đại tiện nhiều lần.
Rối loạn sinh hoạt tình dục: giãn rộng âm đạo, giao hợp không có hoặc giảm cảm giác, hoặc đau không giao hợp được.
Buồng trứng đa nang là một bệnh lý phụ khoa liên quan đến rối loạn hệ thống các cơ quan nội tiết, chuyển hóa và tâm lý. Người mắc buồng trứng đa nang không chỉ đối mặt với nguy cơ giảm khả năng sinh sản mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác. Bệnh có thể gây nhiều tác động lên buồng trứng khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, phóng noãn không đều, tăng nồng độ nội tiết tố nam, dẫn đến hình thành nhiều nang nhỏ bên trong buồng trứng.
Biểu hiện cụ thể:
Kinh nguyệt không đều: Người bệnh có thể bị mất kinh nguyệt trong nhiều tháng liền do quá trình rụng trứng gặp trục trặc, niêm mạc tử cung không bong ra hàng tháng.
Lông tóc phát triển, có hiện tượng rậm lông: Hơn 70% phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang gặp tình trạng này. Bên cạnh đó, một số ít người bệnh mắc phải tình trạng ngược lại là rụng tóc, hói đầu, nang tóc yếu… điều này xuất phát từ sự tăng lên của các hormone nam trong cơ thể.
Béo phì.
Da mặt tăng tiết dầu, xuất hiện nhiều mụn trứng cá và da sạm hơn.
Tâm trạng thay đổi thất thường, thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo âu.
Cảm giác đau, tức và khó chịu nhiều ở vùng chậu.
Tắc vòi trứng là một căn bệnh phụ khoa phổ biến, là nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ vô sinh ở nữ không ngừng tăng lên. Theo thống kê, khoảng 40% tỷ lệ nữ giới mắc vô sinh – hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung đến từ nguyên nhân tắc vòi trứng và viêm ống dẫn trứng.
Biểu hiện cụ thể:
Đau vùng bụng: người bệnh có cảm giác đau bụng, đau lưng, bụng chướng sưng lên kèm theo các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu gấp, tiểu liên tục.
Kinh nguyệt không đều.
Khí hư ra nhiều gây ẩm ướt, dễ viêm nhiễm, đau và khó chịu khi quan hệ tình dục, mệt mỏi, rối loạn chức năng tiêu hóa.
Rối loạn kinh nguyệt.
Bệnh lây qua đường tình dục, hay còn gọi là Sexually Transmitted Diseases (STDs), là những bệnh hình thành từ sự lây lan các vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng từ người này qua người khác thông qua quan hệ tình dục không an toàn.
Một số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến như giang mai, lậu, sùi mào gà…
Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh
Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng cách sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, lành tính
Chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp
Khám phụ khoa định kỳ
Xem thêm: Dung dịch vệ sinh Sinosen
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh phụ khoa có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Vậy nên hãy nắm được những vấn đề của “cô bé” và cách khắc phục kịp thời để bảo vệ sức khỏe vùng kín của bạn.